Người bệnh đái tháo đường nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ, nhân viên Bộ Y tế tập thể dục hưởng ứng "Ngày Sức khỏe thế giới" với chủ đề Dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường

Dễ cụt tay chân vì biến chứng đái tháo đường

Tiền đái tháo đường có cần điều trị không?

Mạch môn - thảo dược mới cho bệnh nhân đái tháo đường

Ăn quất giảm nguy cơ đái tháo đường

Tùy theo sở thích, mỗi người nên chọn cho mình 1 vài môn thể thao yêu thích cùng với bạn bè hoặc người thân để tránh nhàm chán. Các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, đi xe đạp, khiêu vũ... được ưu tiên lựa chọn vì ít nguy cơ sang chấn, tổn thương khớp, tổn thương tim, mắt và ít biến động quá nhiều về đường máu, huyết áp.

Ngược lại các môn thể thao đòi hỏi nhiều cố gắng như cử tạ, đua xe đạp, lặn... tuy có ưu điểm cải thiện chuyển hóa tốt hơn song đòi hỏi bệnh nhân cần được tư vấn rất kỹ bởi các chuyên gia về thể dục cũng như bác sỹ chuyên khoa đái tháo đường vì những nguy cơ đến sức khỏe có thể ảnh hưởng tới tim mạch, tăng bệnh lỳ võng mạc.

Trước khi lên kế hoạch tập thể dục, bệnh nhân cần được khám xét đầy đủ nhằm đánh giá các nguy cơ có thể sảy ra cho tim mạch, mắt, thận, thần kinh, bàn chân. Đường huyết sẽ được cải thiện sau luyện tập kéo dài từ 12 - 72 giờ, do đó giữa các lần tập không nên cách quãng quá 72 giờ.

Bệnh nhân tiêm insulin nên tập tất cả các ngày trong tuần để tránh biến động liều insulin và lượng thức ăn cần đưa vào. Bệnh nhân béo phì nên tập 6 - 7 lần tuần để tạo điều kiện cho giảm cân. Cùng một lượng tiêu hao calorie, tập nhiều lần với thời gian ngắn có lợi hơn tập ít lần với thời gian dài.

Trước khi lên kế hoạch tập thể dục, người bệnh đái tháo đường cần được các bác sỹ thăm khám, tư vấn và đánh giá các nguy cơ

Người bệnh cũng nên lưu ý, không tập đi trên nền đá cứng, chọn giầy mềm, không trơn trượt, luôn kiểm tra bàn chân sau mỗi buổi tập, nên uống nhiều nước trước và sau khi tập. Nhớ mang theo đường, kẹo hay thức ăn ngừa hạ đường huyết.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp tiêu thụ glucose và các acid béo tự do trong máu từ đó tác động làm giảm đường máu, giúp giảm đề kháng insulin. Người tập thể dục cần biết rằng những tác động có lợi lên chuyển hóa đường như giảm đường huyết, giảm đề kháng insulin chỉ thể hiện rõ sau nhiều tuần tập, khối cơ bắp phát triển sau 6 tuần tập.

Vận động thể lực cũng giúp làm giảm cân, giảm huyết áp. Những người thường xuyên vận động thể lực làm tăng lượng cholesterol tốt, tăng tiêu thụ acid béo tự do, ngoài ra vận động thể lực còn có tác dụng làm giảm lo âu, cải thiện trạng thái tâm lý, tăng cảm giác thoải mái, tăng chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, vận động thể lực không phải lúc nào cũng chỉ đem đến toàn lợi ích, trên thực tế vận động thể lực có thể có những tác động có hại lên hệ tim mạch, xương khớp...Những tác động có hại này sẽ được hạn chế nếu như bệnh nhân được khám, đánh giá các chống chỉ định trước khi bắt đầu luyện tập thể lực như là một phương pháp điều trị.

Khi nào người bệnh đái tháo đường nên tránh tập thể dục?
Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế tập thể dục nếu tình trạng tăng đường huyết chưa kiểm soát tốt như glucose máu lúc đói >13,9mmol/l (>250mg/dl) kèm theo có ceton trong nước tiểu. Đang loét chân hay bàn chân nóng, đỏ, đau, nổi bóng nước; Nhồi máu cơ tim cấp dưới 6 tuần, suy tim cấp, suy tim không ổn định; Huyết áp tâm thu >170 mmHg hay tụt huyết áp; Đang bị sốt, nhiễm trùng cấp... Trường hợp Glucose máu thấp < 5,5 mmol/l cần ăn thêm chất bột đường trước khi tập.
Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết